Cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

2024-07-26 09:43:00.0

Cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

 

 

Tổng Bí ThưNguyễn Phú Trọng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày sinh

14/04/1944

Quê quán

Xã Đông Hội,
huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội

Học hàm, học vị

Giáo sư,
Tiến sĩ Chính trị học

Lý luận chính trị

Cao Cấp

TỪ SINH VIÊN NGỮ VĂN ĐẾN TỔNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ CỘNG SẢN

 

1957

1957 - 1963

Học trường Phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.

Học trường Phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.

1963

1963 - 1967

Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

1967

Tháng 12/1967 - Tháng 7/1968

Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản), được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19/12/1967.

1968

Tháng 7/1968 - Tháng 8/1973

Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản, Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng Tạp chí Cộng sản.

1973

Tháng 8/1973 - Tháng 4/1976

Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế - Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Chi Ủy viên.

1976

Tháng 5/1976 - Tháng 8/1980

Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.

1980

Tháng 9/1980 - Tháng 8/1981

Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

1981

Tháng 9/1981 - Tháng 7/1983

Thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.

1983

Tháng 8/1983 - Tháng 2/1989

Phó ban Xây dựng Đảng, Trưởng Ban Xây dựng Đảng Tạp chí Cộng sản; Phó Bí thư Đảng ủy rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản.

1989

Tháng 3/1989 - Tháng 4/1990

Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.

1990

Tháng 5/1990 - Tháng 7/1991

Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

1991

Tháng 8/1991 - Tháng 8/1996

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ

 

DẤU ẤN Ở HÀ NỘI (1996 - 2006)

1996

Tháng 8/1996 - 2/1998

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

 

1997

Từ tháng 12/1997 đến nay

Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khoá VIII, IX, X, XI, XII, XIII.

Từ tháng 12/1997 đến nay

 

1998

Tháng 3/1998 - 8/2006

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng

 

1999

Tháng 8/1999 - 4/2001

Thường trực Bộ Chính trị

 

2000

Tháng 1/2000 - 6/2006

Bí thư Thành ủy Hà Nội các khoá XII, XIII, XIV

Tháng 1/2000

Ông được Trung ương điều động giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XII.

Tháng 12/2000

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XIII, ông tiếp tục được tái cử giữ chức Bí thư Thành ủy. Giai đoạn này, Hà Nội có sự bứt phá mạnh mẽ về tăng trưởng kinh tế sau quá trình đổi mới, hạ tầng của thủ đô đạt bước tiến lớn với nhiều tuyến đường, khu đô thị, công trình, dự án lớn hình thành.

 

2002

Tháng 5/2002 - 6/2021

Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV

Tháng 5/2002 - 6/2021

 

2005

Tháng 12/2005

Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XIV tái cử ông giữ chức Bí thư Thành ủy khóa XIV. Trong quãng thời gian gắn bó với Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng đã có những định hướng, quyết sách lớn để mang lại diện mạo mới cho thủ đô. Tại Đại hội đại biểu TP Hà Nội lần thứ XIV, các đại biểu đánh giá, Hà Nội đã có những bước phát triển đột phá, khởi sắc, tạo tiền đề để đi lên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Tháng 12/2005

DẤU ẤN Ở QUỐC HỘI KHÓA XI - XII (2006 - 2011)

2006

Tháng 6/2006

Chủ tịch Quốc hội khóa XI, XII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Giai đoạn này: Quốc hội ban hành Nghị quyết 71/2006, phê chuẩn nghị định thư gia nhập WTO, ngày 29/11/2006.

Tháng 6/2006

 

 

Đầu năm 2007

Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Đây là sự kiện để lại dấu ấn trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Đầu năm 2007

 

 

Quốc hội khóa XI

Thời kỳ đất nước tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong 5 năm của nhiệm kỳ, Quốc hội khoá XI tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tổ chức của Quốc hội, đổi mới mạnh mẽ hoạt động lập pháp.

Quốc hội khóa XI

 

 

Quốc hội khoá XII

Trong nhiệm kỳ này, những thành tựu của quá trình đổi mới đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, tạo nền tảng đẩy mạnh một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quốc hội khóa XII cũng đổi mới, cải tiến quy trình lập pháp theo hướng nâng cao chất lượng, tăng tính chủ động, dân chủ. Hoạt động giám sát, chất vấn - trả lời chất vấn có nhiều cải tiến mạnh mẽ. Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư nhiều dự án lớn, điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan; điều chỉnh địa giới hành chính giữa một số tỉnh; thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.

Quốc hội khoá XII

 

 

Hoạt động đối ngoại của Quốc hội tiếp tục được đẩy mạnh, củng cố và mở rộng. Nước ta phát triển quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khối ASEAN và Đông Bắc Á, đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, nghị viện châu Âu, nghị viện nhiều nước thuộc liên minh châu Âu, đưa các mối quan hệ này đi vào thực chất, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu; khai thông và phát triển quan hệ với nghị viện nhiều nước thuộc khu vực châu Phi và các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ.

 

2011

NHIỆM KỲ TỔNG BÍ THƯ ĐẦU TIÊN (2011-2016)

“Niềm tin lớn, khí thế mới”

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI diễn ra vào đầu năm 2011, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ Đại hội này tỏa ra một niềm tin lớn, một khí thế mới để đảng viên, nhân dân tin tưởng hơn”

Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Nói trong họp báo bế mạc Đại hội XI

“Niềm tin lớn, khí thế mới”

Thách thức của nhiệm kỳ

- Vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Giải quyết căng thẳng trên Biển Đông.
- Phòng chống tham nhũng, xây dựng chỉnh đốn Đảng.

Tháng 5/2012, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI đã thông qua chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị.

Ngày 1/2/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gồm 16 thành viên, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.

Từ đây, công cuộc phòng, chống tham nhũng được tiến hành mạnh mẽ hơn.

Thách thức của nhiệm kỳ

Dấu ấn đối ngoại tiêu biểu

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều chuyến công du, trong đó đến Trung Quốc (năm 2011, 2015); Nga (2012), Mỹ (2015 - theo lời mời của Tổng thống Obama và hai bên thông qua Tuyên bố về Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ), Ấn Độ (2015).

Chuyến thăm Trung Quốc năm 2011

Dấu ấn đối ngoại tiêu biểu

Chuyến thăm Nga năm 2012

Dấu ấn đối ngoại tiêu biểu

Chuyến thăm Mỹ năm 2015

Dấu ấn đối ngoại tiêu biểu

TỔNG BÍ THƯ NHIỆM KỲ II (2016-2021)

“Lò nóng lên rồi, củi tươi cũng phải cháy"

Quyết tâm chống tham nhũng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ trong nhiệm kỳ đầu tiên và được thực hiện một cách mạnh mẽ từ khi ông tái đắc cử nhiệm kỳ II vào năm 2016.

Ngày 31/7/2017

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng: “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy".

“Lò nóng lên rồi, củi tươi cũng phải cháy"

Kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch nước (2018-2021)

Ngày 21/9/2018

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vì bệnh hiểm nghèo. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.

Ngày 23/10/2018

Theo kết quả bỏ phiếu kín của Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức giữ chức vụ Chủ tịch nước.

Kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch nước (2018-2021)

Dấu ấn đối ngoại

Trong nhiệm kỳ II, ông tiếp tục duy trì các cuộc gặp với lãnh đạo các nước lớn. Trong đó, dấu ấn đặc biệt vào năm 2019, Tổng Bí thư gặp cùng lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khi Hà Nội là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Điều này thể hiện vị thế đất nước trong quan hệ quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Pháp theo lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron vào tháng 3/2018.

Dấu ấn đối ngoại

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Dấu ấn đối ngoại

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un trong chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội.

Dấu ấn đối ngoại

TỔNG BÍ THƯ NHIỆM KỲ III (2021 - ĐẾN NAY)

“Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc”

Ngày 24/11/2021

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ:

Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn là dân tộc còn, mất văn hóa là mất dân tộc” và trăn trở:

Văn hóa chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước”.

Tôi tha thiết mong rằng, sau hội nghị này, công tác văn hóa của chúng ta sẽ có bước chuyển biến, tiến bộ mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, ghi một dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới".

Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG

“Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc”

"Chạy trốn cũng không được"

Ngày 31/1/2021

Ông tái đắc cử chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giai đoạn này, công cuộc phòng chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh.

Liên tiếp nhiều quan chức bị bắt và bị khai trừ khỏi Đảng do liên quan một số vụ án như: Chuyến bay giải cứu, vụ Việt Á, AIC,..

Trung ương đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với nhiều cán bộ diện Trung ương quản lý. Các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, nghỉ công tác, bố trí công tác khác hàng trăm trường hợp mắc sai phạm.

"Chạy trốn cũng không được"

Ngày 15/10/2022

Có vụ tồn tích lâu rồi, nổi tiếng rồi, thậm chí chạy trốn đi rồi, nhưng tôi bảo trốn cũng không thể trốn được. Ai bao che cũng không được, ai bao che xử lý người bao che. Làm quyết tâm, quyết liệt. Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của ta được nhân dân rất hoan nghênh, thế giới nể phục”

Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Trong buổi gặp mặt các cử tri năm 2022

Dấu ấn đối ngoại - Ngoại giao cây tre

1. Việt – Trung

Ngày 30/10/2022

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc. Ông là nhà lãnh đạo đầu tiên thực hiện chuyến công du đầu tiên đến Trung Quốc sau Đại hội XX. Hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề Biển Đông; nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực.

Dấu ấn đối ngoại - Ngoại giao cây tre

Chiều 31/10/2022

Ông được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trao Huân chương Hữu nghị tại Đại lễ đường Nhân dân để ghi nhận công lao trong việc duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Ngày 12/12/2023

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp Nhà nước. 36 văn kiện đã được 2 bên ký kết trong sự kiện này.

2. Việt – Nga

Ngày 22/5/2023

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm Chủ tịch Đảng Nước Nga thống nhất, Phó chủ tịch Hội đồng an ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Chiều 20/06/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin tại Trụ sở Trung ương Đảng sau lễ đón Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga.

3. Việt – Mỹ

Ngày 10/9/2023

Tổng thống Joe Biden đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai bên tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện trong sự kiện này, và Mỹ trở thành 1 trong 7 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam cho đến nay, gồm: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Hoa Kỳ (2023), Nhật Bản (2023) và Australia (2024).

TÁC PHẨM LÝ LUẬN

 

2004

Năm 2004

  • Việt Nam trong tiến trình Đổi Mới

Việt Nam trong tiến trình Đổi Mới

2015

Năm 2015

  • Đổi Mới ở Việt Nam: Lý thuyết và thực tiễn
  • Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn

Đổi Mới ở Việt Nam: Lý thuyết và thực tiễn Đảng vững mạnh, đất nước phát triển, dân tộc trường tồn

2019

Năm 2019

  • Vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, khó khăn nào cũng vượt qua
  • Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng

Vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, khó khăn nào cũng vượt qua Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng

2020

Năm 2020

  • Chuẩn bị thật tốt Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Chuẩn bị thật tốt Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

2021

Năm 2021

  • Vững bước trên con đường đổi mới - Tập 1&2
  • Toàn Đảng, toàn dân chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc
  • Đoàn kết, vững tin đưa đất nước bước vào giai đoạn mới

Vững bước trên con đường đổi mới - Tập 1&2 Toàn Đảng, toàn dân chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc Đoàn kết, vững tin đưa đất nước bước vào giai đoạn mới

2022

Năm 2022

  • Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2023

Năm 2023

  • Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh
  • Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
  • Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới
  • Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”
  • Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

PHONG TẶNG

Huân chương Sao Vàng (2024)

Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng (2023)

Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Trung Quốc (2022)

Giải thưởng Lênin 2021 của Đảng Cộng sản Nga

Huân chương José Martí của Nhà nước Cuba (2012)

Huy Chương vì sự nghiệp Văn hóa

Huy Chương vì sự nghiệp Báo chí

Huy Chương vì sự nghiệp thế hệ trẻ

PHÁT NGÔN VỀ THÀNH TỰU, ĐÓNG GÓP, SỰ NGHIỆP CỦA TỔNG BÍ THƯ

Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; khẳng định một nhân cách lớn, coi "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất", giữ vững nguyên tắc, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân

TÔ LÂM

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Tô lâm

Nước Nga sẽ nhớ đến Tổng Bí thư như một người bạn thực sự có đóng góp cá nhân to lớn cho việc thiết lập và phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Moskva và Hà Nội. Tôi đã nhiều lần có dịp tiếp xúc với con người tuyệt vời đó và sẽ giữ mãi ấn tượng về Tổng Bí thư

VLADIMIR PUTIN

Tổng thống Nga

Vladimir Putin

Sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng khiến chúng tôi mất đi một đồng chí thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam và đồng hành trong sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, khiến chúng tôi vô cùng thương tiếc. Chúng tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ sự đóng góp kiệt xuất của đồng chí Nguyễn Phú Trọng dành cho quan hệ hai Đảng, hai nước và sự nghiệp phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới

TẬP CẬN BÌNH

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đi đầu trong việc gây dựng mối quan hệ sâu sắc giữa nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhờ sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, hai nước chúng ta đã có được tình hữu nghị và quan hệ đối tác như ngày hôm nay

JOE BIDEN

Tổng thống Mỹ

Joe Biden

Tôi cảm thấy tiếc thương vô hạn trước tin Ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo vĩ đại của đất nước Việt Nam từ trần. Những thành tựu và tâm nguyện của Ngài Tổng Bí thư vì sự phát triển rực rỡ của đất nước Việt Nam và nhằm làm sâu sắc quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ còn mãi trong tâm trí của nhân dân hai nước

YOON SUK YEOL

Tổng thống Hàn Quốc

Yoon Suk Yeol

Sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là một mất mát không thể bù đắp đối với Cuba. Cuba sẽ luôn tưởng nhớ tới đồng chí Nguyễn Phú Trọng như một người anh em vĩ đại, một người thúc đẩy không biết mệt mỏi mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Quốc hội, hai Chính phủ và Nhân dân hai nước chúng ta

Trích thư của Đại tướng Raúl Castro Ruz và Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz Canel-Bermúdez

Nội dung: Dân trí

 


dantri

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 170245

PHƯỜNG TÚC DUYÊN - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Số 18, đường Túc Duyên, phường Túc Duyên, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

Chịu trách nhiệm nội dung: Ủy ban nhân dân phường Túc Duyên

Bản quyền © 2020 Uỷ ban nhân dân phường Túc Duyên. Bảo lưu toàn quyền

Thông tin liên hệ

  • 02083 854 412
  • tucduyen@thainguyencity.gov.vn